[ad_1]
Tiếp tục series về các lệnh trong Forex mà chắc chắn nhà đầu tư nào cũng phải nắm rõ. Hôm nay chúng tôi giới thiệu với các bạn 1 loại lệnh vô cùng phổ biến và quen thuộc mà trader nào cũng từng sử dụng qua đó chính là lệnh Buy Limit.
Để phân biệt được các loại lệnh trong giao dịch ta cần phân biệt được có 2 dạng cài đặt lệnh:
- Market Execution: Vào lệnh trực tiếp thị trường.
- Pending Order: ngược lại Market Execution, đó là lệnh chờ, gồm Sell Limit, Buy Limit, Sell Stop và Buy Stop.
1. Buy Limit là gì?
Tương tự như Buy Stop và Sell Stop, Buy Limit là 1 trong 4 lệnh chờ nằm trong chuỗi Pending Order của phần mềm MT4.
Đã được phân loại nằm trong dạng lệnh chờ, thì chắc chắn bạn không thể Buy ngay lập tức, hay Sell ngay lập tức như dạng lệnh Market Execution rồi.
Nếu các loại lệnh “Stop” là dạng mua cao bán thấp, thì các loại lệnh “Limit” lại tuân thủ theo đúng truyền thống mua bán xưa nay của chúng ta đó là Mua thấp bán cao.
Như vậy, Buy Limit nghĩa là bạn sẽ chờ mua tại mức giá thấp hơn mức giá hiện tại của thị trường.
2. Ý nghĩa của lệnh Buy Limit là gì?
Lệnh BuyLimit là một lệnh chờ trong chiến lược chờ mua của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nhận định sẽ thiết lập một chiến lược Buy (mua) của một sản phẩm.
Nhưng vì một lý do nào đó mà nhà đầu tư không muốn vào lệnh Buy trực tiếp với giá thị trường hiện tại, mà họ đang kỳ vọng giá có thể xuống thấp hơn nữa để có thể mua được với giá tốt hơn, từ đó có khả năng sinh lời cao hơn và rủi ro ít hơn.
Nhưng thực tế họ không có nhiều thời gian để theo dõi liên tục giá của sản phẩm mà họ đang cần Buy.
Và thế là lệnh Buy Limit sẽ giải quyết được cho họ trong trường hợp này.
Nếu vận dụng tốt lệnh Buy Limit này, nhà đầu tư có thể gia tăng được lợi nhuận, hạn chế được rủi ro ít hơn và quan trọng hơn là tiết kiệm được thời gian ngồi “canh” giá chạy.
3. Tại sao phải sử dụng Buy Limit?
Như có nói ở trên, Buy Limit là hình thức mua bán truyền thống, không chỉ trong forex mà ngay cả ngoài đời, cũng luôn phải chờ giá thấp hơn để mua vào.
Nếu giá đi đúng hướng bạn phân tích, ở đây là sẽ tăng cao hơn nữa, mà bạn mua được giá thấp, đồng nghĩa bạn sẽ thu được lợi nhuận tốt hơn. Hoặc ít nhất nó cũng sẽ phù hợp với tỷ lệ R:R bạn đặt ra trong kế hoạch giao dịch của chính bạn.
Bạn chờ giá xuống thấp mới mua vào nhưng bạn lại không có thời gian suốt ngày ngồi theo dõi giá. Chính vì thế, Buy Limit sẽ giúp bạn mua được giá tốt mà không phải ngồi “dán” mắt vào màn hình.
Như vậy, khi sử dụng Buy Limit bạn vừa có được 1 giá tốt nhất có thể để gia tăng lợi nhuận, vừa giúp tiết kiệm thời gian tranh thủ làm các việc khác ngoài trade forex. Như viết bài chia sẻ kinh nghiệm giao dịch forex chẳng hạn :D.
4. Rủi ro khi sử dụng Buy Limit
Đôi khi bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội khi sử dụng Buy Limit. Nghĩa là giá sẽ không giảm về tới mức bạn muốn để “đón” bạn “ lên thuyền”, mà thay vào đó chúng sẽ chạy luôn, “go to the moon” luôn!
Trong 1 vài trường hợp, bạn vẫn sẽ bị thua lỗ dù mua được giá tốt. Đó là thay vì tăng, thì giá lại “trở mặt” lao xuống và cứ tiếp tục giảm nữa, giảm mãi!
Chính vì thế phải có cắt lỗ để khi giá không chạy theo đúng phân tích, bạn vẫn bảo toàn được vốn.
Tất nhiên bạn có thể thua lỗ, nhưng việc sử dụng lệnh Buy Limit phần nào sẽ giúp bạn tránh được rủi ro hơn so với việc sử dụng lệnh Market Execution, buy theo giá thị trường.
5. Cách sử dụng, đặt lệnh Buy Limit trong MT4
Tương tự như các lệnh giao dịch thuộc phần Pending Order.
Trước tiên bạn phải mở phần mềm MT4 lên, sau đó nhấn vào “New Order” hoặc F9 để cửa sổ đặt lệnh hiện ra. Sau đó bạn chọn Pending Order tại mục Type như hình bên dưới:
Khi chọn lệnh Pending Order sẽ xuất hiện 4 loại lệnh và chỉ cần chọn Buy Limit là xong.
Nhớ điền đầy đủ giá muốn mua tại “at price”, điểm cắt lỗ, chốt lời. Sau khi hoàn thành nhấn vào Place là xong. Đừng bao giờ quên đặt Cắt lỗ các bạn nhé, chốt lời có thể không cần, nhưng cắt lỗ nhất định phải có!
6. Ví dụ một trường hợp sử dụng Buy Limit trong thực tế
Xét cặp ngoại hối GBP/CHF ở hình ví dụ dưới. Ta dễ dàng thấy được rằng tỷ giá đã phá vỡ Down Trendline vào giữa tháng 01/2019.
Sau đó tỷ giá đã có một giai đoạn tăng nhưng không mạnh mẽ kéo dài đến tận tháng 5/2019.
Sau đó là tỷ giá giảm mạnh trong suốt tháng 5.
Tuy nhiên khi tỷ giá về gần đến vùng Down Trendline đã phá vỡ trước đó, thì tỷ giá có dấu hiệu chững lại, và tại đây cũng chính là vùng Support Area của GBP/CHF, đồng thời cũng là vùng Demand Zone, kích thích các nhà đầu tư mua tại vùng giá này.
Nhưng tỷ giá tại thời điểm theo dõi có thể chưa đến được vùng chờ mua, vì giá hiện tại cao hơn vùng chờ mua.
Khi đó lệnh Buy Limit sẽ phát huy tác dụng, các nhà đầu tư có thể cài đặt sẵn giao dịch theo chiến lược mua cặp ngoại hối GBP/CHF với lệnh Buy Limit.
Khi giá thực sự giảm đến vùng này và khớp lệnh, thì khi đó lệnh sẽ chạy như lệnh Buy bình thường.
Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng lệnh Buy Limit.
Trên là một ví dụ về cách sử dụng lệnh Buy Limit trong thực tế, và các bạn sử dụng nó như thế nào còn phụ thuộc vào hệ thống phương pháp giao dịch của chính các bạn, miễn sao cho được tỷ lệ Risk:Reward (Rủi ro:Lợi nhuận) đủ tốt và chấp nhận được.
Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !
[ad_2]
Kiến thức về coin