[ad_1]
Đối với nhiều người, toán học chưa bao giờ là một thế mạnh lớn nhất của chúng ta. Bới vậy, việc sử dụng các công thức toán học để giao dịch là điều có thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một vài phép toán quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần biết và hiểu rõ nếu muốn thành công trên thị trường.
Hầu hết các khái niệm toán học liên quan đến thương mại này tương đối đơn giản và dễ hiểu nay cả với những người bị thách thức về mặt toán học.
1. Giá trị Pip
Chuyển động trong các cặp tiền được đo bằng pips. Trong tỷ giá hối đoái, pip tối thiểu có thể được xác định ở chữ số thứ tư sau vị trí thập phân cho hầu hết các cặp tiền tệ. Ngoại lệ cho quy tắc này là các cặp có chứa đồng Yên Nhật, pip tối thiểu của chúng được xác định bằng chữ số thứ hai sau vị trí thập phân.
Ví dụ: nếu cặp tiền tệ EUR / USD tăng từ 1.3510 lên 1.3530, thì đó sẽ được coi là tăng 20 pips cho cặp EUR / USD. Mặt khác, nếu cặp tiền tệ USD / JPY tăng từ 95.10 lên 95,40, đó sẽ được coi là tăng 30 pips cho cặp USD / JPY.
Tùy thuộc vào cặp tiền tệ mà bạn đang giao dịch, giá trị của một pip sẽ khác nhau. Cũng cần lưu ý rằng một lô tiêu chuẩn là 100.000 đơn vị tiền tệ. Một lô nhỏ (mini lot) là 10.000 đơn vị tiền tệ, và một lô siêu nhỏ (micro lot) là 1.000 đơn vị tiền tệ.
Bạn có thể sử dụng công thức toán học ngoại hối dưới đây để tính giá trị pip của một cặp tiền:
Giá trị của một pip = 1 pip / tỷ giá hối đoái x quy mô giao dịch
Dưới đây là một ví dụ sử dụng EUR / USD
- Một Pip = 0,0001
- Tiền tệ cơ bản: EUR
- Tỷ giá hối đoái: 1.2500
- Quy mô giao dịch: 100.000 (1 lô)
- Giá trị Pip = 0,0001 / 1,2500 x 100.000 = 8 EUR
Đây là một ví dụ thứ hai sử dụng USD / JPY
- Một Pip = 0,01
- Tiền tệ cơ bản: USD
- Tỷ giá hối đoái: 95,50
- Quy mô giao dịch: 100.000 (1 lô)
- Giá trị Pip = 0,01 / 95,50 x 100.000 = 10,47 USD
Và một ví dụ thứ ba sử dụng GBP / CHF
- Một Pip = 0,0001
- Tiền tệ cơ bản: GBP
- Tỷ giá hối đoái: 1.3220
- Quy mô giao dịch: 100.000 (1 lô)
- Giá trị Pip = 0,0001 / 1,3220 x 100.000 = 7,56 GBP
2. Ký quỹ và đòn bẩy (Margin and leverage)
Nhiều nhà giao dịch ngoại hối mới có xu hướng nhầm lẫn giữa ký quỹ và đòn bẩy. Mặc dù chúng có sự liên kết chặt chẽ, bạn nên hiểu sự khác biệt giữa hai loại này và biết cách tính toán từng loại.
Vậy, đòn bẩy trong giao dịch là gì? Đòn bẩy cung cấp cho một nhà giao dịch khả năng kiểm soát một vị thế lớn hơn bằng cách sử dụng một phần nhỏ tiền của chính họ và vay phần còn lại từ nhà môi giới của họ.
Ký quỹ là gì? Ký quỹ là khoản ký gửi thiện chí được yêu cầu bởi nhà môi giới của bạn để cho phép bạn mở một vị thế. Nhà môi giới sau đó sẽ sử dụng các khoản tiền này cùng với các quỹ khách hàng khác để đặt giao dịch với các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) và các đối tác liên ngân hàng của họ.
Đòn bẩy có thể được tính bằng công thức toán học giao dịch ngoại hối dưới đây:
Đòn bẩy = Quy mô giao dịch / Kích thước tài khoản
Giả sử bạn quyết định mở một vị thế trong một công cụ tài chính với giá trị là 100.000 đô la. Bạn chỉ có 2.000 đô la trong tài khoản giao dịch của mình. Tức là, bạn sẽ kiểm soát 100.000 đô la với 2.000 đô la mà bạn thực có.
Đòn bẩy = $ 100.000 / $ 2.000 = 50
Có thể thấy, đòn bẩy hiệu quả trong ví dụ này sẽ được biểu thị là 50: 1
Một ví dụ khác, giả sử bạn muốn mở một vị thế có giá trị là 100.000 đô la, nhưng bạn chỉ có 5.000 trong tài khoản giao dịch của mình. Vậy tức là, bạn sẽ kiểm soát 100.000 đô la với 5.000 đô la mà bạn có.
Đòn bẩy = $ 100.000 / $ 5.000 = 20
Ta thấy, đòn bẩy hiệu quả trong ví dụ này sẽ được biểu thị là 20: 1
Các nhà môi giới ở Hoa Kỳ cung cấp đòn bẩy lên tới 50: 1 cho giao dịch ngoại hối, trong khi các nhà môi giới Forex ở các khu vực pháp lý khác có thể cung cấp đòn bẩy lên tới 500: 1 trong một số trường hợp.
Nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng đòn bẩy nên được sử dụng một cách tỉnh táo bởi nó dường như là con dao hai lưỡi, vừa khuếch đại lợ nhuận nhưng cũng vừa phóng to tổn thất.
3. Xác định kích thước giao dịch (Position Sizing)
Định cỡ vị thế giao dịch hay nói cách khác xác định kích thước giao dịch là một trong những tính toán quan trọng và thường xuyên nhất mà bạn sẽ cần thực hiện với tư cách là một nhà giao dịch ngoại hối. Trên thực tế, trước bất kỳ giao dịch nào bạn xem xét tham gia, bạn nên tính toán kích thước vị thế phù hợp dựa trên mô hình định cỡ vị thế được xác định trước.
Một trong những mô hình xác định kích thước giao dịch đơn giản và hiệu quả nhất là mô hình phân đoạn cố định.
Với chiến lược định cỡ vị thế này, bạn sẽ có rủi ro tối đa X% tài khoản giao dịch của mình cho bất kỳ giao dịch nào. 1 – 2% cho mỗi giao dịch là giá trị tốt nhất được đề xuất cho rủi ro phân đoạn cố định.
Khi bạn đã xác định được bạn dự định rủi ro bao nhiêu trên cơ sở giao dịch của mình, bạn sẽ bắt đầu bằng cách xác định điểm dừng lỗ hợp lý nhất nên được đặt trong một giao dịch cụ thể. Điều này có thể được thực hiện bằng cách xem xét vị trí của các điểm đảo chiều gần nhất, các mức hỗ trợ, kháng cự và sử dụng một số công cụ kỹ thuật khác. Khi đã xác định được điểm dừng lỗ, tiếp theo hãy đo khoảng cách bằng pips giữa mức dừng lỗ và mức vào lệnh của bạn.
Bây giờ bước tiếp theo là xác định giá trị của từng pip. Chúng ta đã thảo luận về cách tính giá trị của một pip trong phần trước. Khi bạn có giá trị này, bạn đã sẵn sàng để tính kích thước vị thế của mình. Chúng ta có công thức sau đây:
Kích thước tài khoản hiện tại x Rủi ro trên mỗi giao dịch / Khoảng cách giữa nhập và dừng x Giá trị của Pip
Hãy xem một ví dụ thực tế:
- Kích thước tài khoản hiện tại: 10.000 đô la
- Rủi ro phân số cố định trên mỗi giao dịch = 2%
- Khoảng cách giữa Entry và Stop: 80 Pips
- Giá trị của mỗi Pip: $ 10
Kích thước giao dịch = $ 10.000 x 2% / 80 x 10 = 0,25 lot.Vì vậy, trong ví dụ này, dựa trên tài khoản 10.000 đô la với rủi ro 2% cho mỗi mô hình giao dịch và đặt điểm dừng tại vị trí mong muốn, chúng ta sẽ có kích thước vị thế tối đa là 0,25 lot cho giao dịch này.
4. Kỳ vọng trong giao dịch (Trade Expectancy)
Kỳ vọng giao dịch là một trong những số liệu quan trọng nhất mà một nhà giao dịch nên biết. Nhưng nó có nghĩa gì? Tóm lại, kỳ vọng giao dịch là lợi nhuận hoặc thua lỗ trung bình có thể được dự kiến cho mỗi giao dịch dựa trên tỷ lệ phần trăm thắng trung bình, kích thước thắng trung bình và kích thước tổn thất trung bình.
Đây là công thức toán học cho kỳ vọng giao dịch:
(Thắng% x Kích thước thắng trung bình) – (Mất% x Kích thước thua trung bình)
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn điều này bằng cách sử dụng hệ thống giao dịch theo xu hướng (Trend following system).
Thông thường giao dịch theo xu hướng có tỷ lệ thắng thấp, tuy nhiên chiến thắng trung bình lại tương đối lớn so với thua lỗ trung bình.
Ví dụ thực tế:
- Tỷ lệ thắng: 35%
- Giao dịch thắng trung bình: $ 1200
- Giao dịch thua lỗ trung bình: $ 400
- Kỳ vọng giao dịch = (35%x 1200) – (65% x 400) = $ 160
Vì vậy, hệ thống giao dịch theo xu hướng này có kỳ vọng giao dịch là $ 160, là lợi nhuận dự kiến trung bình từ mỗi giao dịch.
Bây giờ, hãy xem một ví dụ khác của chiến lược giao dịch đảo chiều. Các chiến lược đảo chiều có tỷ lệ thắng cao hơn, và thắng thua trung bình gần như bằng nhau.
- Tỷ lệ thắng: 60%
- Giao dịch thắng trung bình: $ 575
- Giao dịch thua lỗ trung bình: $ 525
- Kỳ vọng giao dịch = (60% x 575) – (40% x 525) = $ 135
Vì vậy, hệ thống giao dịch đảo chiều này có kỳ vọng giao dịch là $ 132, một lần nữa là lợi nhuận dự kiến trung bình từ mỗi giao dịch.
Nhiều nhà giao dịch mắc sai lầm khi chỉ dựa vào tỷ lệ thắng để đánh giá hệ thống giao dịch.
Nhưng như bạn có thể thấy, dựa trên toán học thương mại của công thức Expectancy, tỷ lệ thắng chỉ là một phần của phương trình, ngoài ra bạn cũng phải xem xét một hệ thống các số trung bình khác như tỷ lệ thắng trung bình và tỷ lệ thua trung bình để thực sự nhận ra lợi thế mà hệ thống cung cấp.
5. Tương quan tiền tệ (Currency correlation)
Đã bao nhiêu lần bạn mở các vị thế trong nhiều cặp tiền tệ và nhận thấy rằng biến động giá của chúng có liên quan đến nhau?
Ví dụ: nếu bạn mở lệnh ở cặp EUR / USD, GBP/USD và AUD/USD, bạn có thể nghĩ rằng mình có ba vị thế này không liên quan đến nhau nhưng thực tế, bạn đang mở một vị thế lớn với đồng đô la Mỹ. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn phải biết tương quan tiền tệ là gì và nó có thể ảnh hưởng đến rủi ro chung trong danh mục đầu tư của bạn như thế nào.
Tương quan tiền tệ là thước đo thống kê về cách các cặp tiền tệ khác nhau di chuyển trong mối quan hệ với nhau. Tương quan tiền tệ có thể là dương, có nghĩa là hai cặp tiền tệ di chuyển theo cùng một hướng.
Tương quan tiền tệ có thể là âm, có nghĩa là hai cặp tiền tệ di chuyển theo hai hướng ngược nhau. Và cuối cùng, tương quan tiền tệ có thể là trung tính, có nghĩa là không có mối quan hệ giá cả rõ ràng giữa hai cặp tiền tệ.
Các phép toán học ngoại hối đằng sau tương quan tiền tệ khá phức tạp, vì vậy chúng ta sẽ không đi sâu vào điều đó trong bài viết này.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các công cụ tương quan tiền tệ có sẵn trên thị trường giúp nhà giao dịch dễ dàng sử dụng để phân tích tương quan của các cặp tiền tệ. Hầu hết các công cụ tương quan tiền tệ được trình bày theo định dạng bảng.
Bảng tóm tắt sau đây cung cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để có thể diễn giải bảng giá trị tương quan tiền tệ.
- 0 đến 0,2 – Không có mối tương quan
- 2 đến 0,4 – Tương quan thấp hoặc yếu
- 4 đến 0,7 – Tương quan vừa phải
- 7 đến 0,9 – Tương quan cao hay mạnh
- 9 đến 1.0 – Tương quan cực kỳ mạnh mẽ
Hãy nhớ rằng một giá trị dương có nghĩa là các cặp di chuyển theo cùng một hướng, trong khi giá trị âm có nghĩa là chúng có mối quan hệ nghịch đảo.
6. Tỉ lệ giảm sút tối đa của tài khoản (Maximum Drawdown)
Là nhà giao dịch, chúng ta biết rằng thua lỗ là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nắm bắt được tỉ lệ suy giảm tối đa của tài khoản trong lịch sử là gì, từ đó chúng ta có thể dự tính về tổn thất vốn chủ sở hữu (equipty) trong tương lai.
Về cơ bản, maximum drawdown là tổn thất tối đa trong vốn chủ sở hữu mà danh mục đầu tư của chúng tôi phải chịu trong một khoảng thời gian. Đây là mức giảm lớn nhất từ đỉnh vốn chủ sở hữu trước đó xuống đáy thấp nhất sau mức đỉnh. Chúng ta có thể tính toán mức giảm tối đa sau khi một đỉnh mới đã được đưa ra trên đường cong vốn chủ sở hữu.
Dưới đây là công thức toán học để tính toán Maximum drawdown:
Max DD = Đỉnh vốn chủ sở hữu – Đỉnh vốn thấp / Vốn chủ sở hữu
Hãy xem ví dụ sau đây:
Giả sử, trong năm 2018 bạn có số vốn đầu tư ban đầu là 10.000 USD . Nó tăng trưởng lên 16.000 USD rồi thua lỗ lại còn 8.000 USD và cuối cùng kết thúc năm ở mức 12.000 USD. Như vậy, đỉnh cao nhất của số vốn của bạn là 16.000 và đáy thấp nhất là 8.000 USD, vậy số tiền lớn nhất mà tài khoản bạn từng bị sụt giảm trong năm 2018 được tính theo công thức sẽ là: $16.000-$8000 / $16000 = 50%
Mất vốn (%) | Cần thu hồi (%) |
5 | 5.3 |
10 | 11.1 |
20 | 25 |
30 | 42.9 |
40 | 66.7 |
50 | 100 |
Như bạn có thể thấy, tỉ lệ giảm sút tối đa của tài khoản hoặc lỗ vốn càng lớn thì tỷ lệ phần trăm đạt được phải càng cao để thu hồi các khoản lỗ. Ví dụ, để phục hồi từ khoản lỗ 50%, bạn cần kiếm được 100%.
Đây là một lý do tại sao điều quan trọng đối với các nhà giao dịch là giao dịch nhỏ để họ có thể cố gắng duy trì tỉ lệ giảm sút ở mức chấp nhận được.
7. Rủi ro cháy tài khoản (Risk of ruin)
Rủi ro cháy tài khoản là khả năng hoặc xác suất mà một nhà giao dịch sẽ mất một lượng vốn giao dịch khiến họ không thể tiếp tục giao dịch. Nhiều nhà giao dịch cho rằng cháy tài khoản có nghĩa là mất 100% vốn, nhưng không phải vậy.
Nó có thể là bất kỳ tỷ lệ phần trăm nào mà nhà giao dịch xác định sẽ là điểm mà tại đó họ sẽ ngừng giao dịch một hệ thống. Nó có thể là 25%, 50%, 75%, 100% hoặc bất kỳ mức độ thua lỗ nào mà nhà giao dịch quyết định.
Công thức tính tỉ lệ rủi ro cháy tài khoản như sau:
Risk Of Ruin = ( 1- (W-L) ) / ( 1+ (W-L) ) ^ U
Trong đó:
W : Win ratio (Xác suất thắng)
L : Lose ratio (Xác suất thua)
U : Maximum Drawdown (Mức sụt giảm tài khoản tối đa)
Hãy xem ví dụ thực tế sau: Nhà giao dịch A có tài khoản 50.000 USD và mức maximum drawdown có thể chấp nhận được là 30%, tức là sẽ lỗ tối đa 15.000 USD. Giả sử người này đã thống kê lại lịch sử giao dịch của mình với các mức trung bình sau:
- Win% = 60%
- Loss = 40%
- Rủi ro cho mỗi giao dịch là 1% tài khoản tức là lỗ 500 USD cho mỗi giao dịch. Như vậy người này sẽ lỗ liên tục 30 giao dịch trước khi đạt đến Maximum drawdown là 15.000 USD.
- Risk of ruin = (1- (0.6 – 0.4) / 1 + (0.6 – 0.4)) ^ 30 = 0.000005215
Bây giờ, hãy xem một ví dụ khác. Nhà giao dịch B có tài khoản 10.000 USD và mức miximum drawdown có thể chấp nhận được là 30%, tức là sẽ lỗ tối đa 3000 USD.
- Win% = 60%
- Loss = 40%
- Rủi ro cho mỗi giao dịch là 10% tài khoản tức là lỗ 1000 USD cho mỗi giao dịch. Như vậy người này sẽ lỗ liên tục là 3 giao dịch trước khi đạt đến Maximum drawdown là 3000 USD.
- Risk Of Ruin = (1- (0.6 – 0.4) / 1 + (0.6 – 0.4)) ^ 3 = 0.2962 = 30%
Có thể thấy rõ ràng rằng rủi ro cháy tài khoản của nhà giao dịch A gần bằng 0 trong khi của nhà giao dịch B lên đến 30% với cùng một tỉ lệ win, loss và maximumdrawdown.
Như vậy, việc đặt tỉ lệ rủi ro hợp lý cho mỗi lần giao dịch là vô cùng quan trọng. Cách dễ nhất để tránh Risk Of Ruin là chỉ để một tỷ lệ rủi ro nhỏ cho mỗi giao dịch hoặc mỗi ngày (thường là từ 1-2%). Tỉ lệ rủi ro cháy tài khoản tốt nhất nên ở mức 0% đến 0.5%.
8. Hệ số lợi nhuận (Profit factor)
Hệ số lợi nhuận đo lường lợi nhuận của hệ thống hoặc chiến lược giao dịch của bạn. Đây là một trong những số liệu đơn giản nhưng hữu ích nhất liên quan đến hiệu suất hệ thống.
Hệ số lợi nhuận có thể được tính theo một trong hai cách:
Hệ số lợi nhuận = Giao dịch thắng gộp / Giao dịch thua lỗ gộp
Hệ số lợi nhuận = (Tỷ lệ thắng x Thắng trung bình) / (Tỷ lệ thua lỗ x Mất trung bình)
- Hệ số lợi nhuận dưới 1 có nghĩa là chiến lược giao dịch là chiến lược thua lỗ.
- Hệ số lợi nhuận từ 1 đến 1,50 có nghĩa là chiến lược giao dịch có lợi nhuận vừa phải
- Hệ số lợi nhuận từ 1,50 đến 2,0 có nghĩa là chiến lược giao dịch có lợi nhuận cao
- Hệ số lợi nhuận trên 2 có nghĩa là chiến lược giao dịch cực kỳ sinh lãi.
Hãy xem một ví dụ với các số liệu sau:
- Xác suất thắng: 55%
- Thắng trung bình: $ 500
- Mất trung bình: $ 350
- Hệ số lợi nhuận = (.55 x 500) / (.45 x 350) = 1,75
- Hệ thống này có hệ số lợi nhuận là 1,75, đây được xem là một chiến lược giao dịch có lợi nhuận cao.
Hãy cùng xem một ví dụ nữa:
- Xác suất thắng: 45%
- Thắng trung bình: $ 650
- Mất trung bình: $ 550
- Hệ số lợi nhuận = (.45 x 650) / (.55 x 550) = 0,97
- Hệ thống này có hệ số lợi nhuận là 0,97, nghĩa là đây là một chiến lược thua lỗ.
Bài viết trên thảo luận về 8 công thức toán học quan trọng mà nhà giao dịch ngoại hối không thể bỏ qua.
Các nhà giao dịch phải luôn nỗ lực để củng cố lợi thế của mình trên thị trường và tất cả bắt đầu bằng việc sử dụng toán học cơ bản trong giao dịch để tối ưu lợi nhuận và quản lý rủi ro. Chúc bạn giao dịch thành công!
Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !
[ad_2]
Kiến thức Trading