[ad_1]
Sau khi loại bỏ đến 85% số lượng tiền đang lưu thông tại Ấn Độ vào tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu đầu tiên về công nghệ Blockchain. Giờ đây, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất để nước này lần thứ hai tổ chức của Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain với trọng tâm tập trung vào những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Ấn Độ.
ASSOCHAM, vốn được nhiều người ví như là “nhiều uỷ ban nằm trong một uỷ ban”, đã tồn tại từ năm 1920 đến nay và chứa bên trong nó hơn 400 phòng thương mại và công nghiệp.
Sứ mạng của nó ‘xác định rõ những nhu cầu, lợi ích chính đáng và hợp pháp của từng thành viên.’ ASSOCHAM cũng được ca ngợi là người thúc đẩy, khuyến khích các mô hình kinh doanh mới tại Ấn Độ.
ĐI XA HƠN THỨ ĐƯỢC NGHĨ CHỈ LÀ CÔNG NGHỆ MỚI
Trong khi Blockchain đã có nhiều tác động to lớn trên thế giới và tiềm năng của nó đã được nhận thức và áp dụng nhiều nơi thì tại Ấn Độ, người ta vẫn xem nó như là một công nghệ hết sức mới mẻ.
Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu lần 2 diễn ra tại Bangalore vào thứ sáu ngày 21/4 sẽ tập trung nghiên cứu về những cơ hội và thách thức của Công nghệ Blockchain và khám phá tiềm năng tương lai của nó tại Ấn Độ.
Không gian bàn luận chính sẽ là ứng dụng của Blockchain lên các ngân hàng, công ty bảo hiểm và thể chế tài chính; những quan điểm và quy định pháp lí từ Bitcoin đến Blockchain; ứng dụng của Bitcoin và Blockchain vào các hoạt động phạm pháp; vấn đề bảo mật và dữ liệu trong Blockchain.
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng hội nghị lần này sẽ thu hút một lượng lớn người tham gia bao gồm ban quản trị công ty, những nhân vật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, trưởng các bộ phận quản lí an ninh và pháp lí, nhà đầu tư, điều phối các hoạt động Bitcoin, các ngân hàng, quản lí ngân quỹ, …
Những quan chức cấp cao của Chính phủ Ấn Độ tham dự hội nghị bao gồm Ravi Shankar Prasad – Bộ trưởng Pháp luật và Công lý kiêm Bộ trưởng Công nghiệp Điện tử và Công nghệ Thông tin, Tiến sĩ A.S. Ramasastri, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ ngân hàng cùng một số người khác.
NHỮNG TIN TỨC TIÊU CỰC CÓ THỂ BỊ PHẢN BÁC LẠI BỞI THÔNG TIN CHÍNH XÁC
Trong những ngày qua đã xuất hiện nhiều cuộc tranh luận về tương lai của Bitcoin và các loại tiền thuật toán khác tại Ấn Độ. Đây chính là hệ quả của những nhận định và lối nghĩ sai lầm về bản chất thật sự của Blockchain và Bitcoin.
Santosh Parashar, đồng Giám đốc Phòng Quan hệ doanh nghiệp và Thị trường vốn của ASSOCHAM trả lời câu hỏi về tính hợp pháp của Bitcoin ở Ấn Độ và làm thế nào hội nghị lần này có thể giải quyết vấn đề trên.
Ông nói:
“Tôi nhất trí là gần đây đã nổi lên nhiều tin tức nói về tình trạng pháp lí của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác ở đất nước của chúng tôi. Thật vậy, điều này xảy ra là do sự thiếu hiểu biết của mọi người đối với các cấp độ khác nhau trong một nền kinh tế. Một vài giao dịch bất hợp pháp bị phát hiện không thể bị lơ đi mà không nhắc đến Bitcoin cùng tính hợp pháp của nó. Vào hội nghị đầu tiên hồi tháng 3 năm nay, hầu như tất cả các vấn đề tiêu cực có liên quan đến Bitcoin đều đã được đưa ra thoả luận. Chúng không phải là những viễn cảnh viển vông mà đều xuất phát từ những sự kiện có thật từng xảy ra trên toàn cầu, có khả năng có hoặc không tái lập ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư hay giao dịch vào Bitcoin cũng đều không cùng chấm dứt vì bất kì mối lo ngại tình trạng pháp lí của Bitcoin.”
Santosh còn nhấn mạnh thêm về những bài học đã được rút ra từ các nước khác và vai trò của hội nghị sắp tới đối với kinh tế Ấn Độ: “Các sự lựa chọn mà Ấn Độ đang đối mặt bao gồm – vừa tiến hành vừa học hỏi; rút kinh nghiệm qua sai lầm; hay học tập các nền kinh tế khác. Đến một mức độ nào đó thì chi phí của từng quá trình trên phải được xem xét với ưu tiên cao nhất. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mới đầu cũng đã cấm Bitcoin, nhưng sau đó lại cho phép nó hoạt động chắc hẳn đều đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu và giờ đây tuân theo xu hướng chung của thời đại. Chính vì tầm quan trọng chiến lược trong kinh tế như vậy buộc vấn đề này phải được nghiên cứu kĩ lưỡng không chỉ bởi nhà đầu tư mà còn cả chính quyền nữa. Nếu xuất hiện bất kì thiếu hụt về ràng buộc pháp lí nào, một nguồn thuế cho Chính phủ sẽ bị bỏ qua. Vì vậy, Hội nghị Thượng đỉnh lần này được mong đợi là sẽ làm sáng tỏ vấn đề pháp lí, ứng dụng và hiệu quả của công nghệ Blockchain dưới tác động của một vài diễn biến mới trong lĩnh vực này trên thế giới.”
ẤN ĐỘ TRƯỚC CƠ HỘI TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH MỚI
Ấn Độ đã được biết đến như là một thủ phủ Công nghệ Thông tin (IT) trong suốt một thập kỉ qua. Đóng góp của phân khúc IT không thể bị xem nhẹ khi đã giúp quốc gia này trở thành điểm đến lớn nhất đối với các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới và chiếm đến 67% thị phần của ngành công nghiệp xấp xỉ 124-130 tỉ đôla. Nó còn giúp tạo việc làm cho hơn 10 triệu người dân nước này.
Ấn Độ có thể tận dụng kinh nghiệm IT của mình và tái lập một thành công tương tự trong lĩnh vực Công nghệ Tài chính (FinTech). Muốn như vậy, nó cần phải nắm rõ hơn những tiềm năng mình đang có và thay đổi lại lập trường của chính quyền New Delhi về vấn đề Bitcoin.
NHU CẦU VỀ MỘT MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO BITCOIN PHÁT TRIỂN
Việc loại bỏ tiền tệ được theo sau bởi lời kêu gọi biến tất cả các giao dịch tại Ấn Độ thành các thương vụ được thực hiện thông qua thế giới ảo. Nhưng nếu muốn như vậy, Ấn Độ sẽ phải dựa vào phân khúc FinTech đang nổi lên và đưa vào sử dụng các loại tiền điện tử cùng Công nghệ Blockchain.
Santosh chỉ ra rằng:
“Các mô hình công nghệ cũ được dùng trong lĩnh vực tài chính và những bộ phận bên trong nó đang dần trở nên kém hiệu quả đi với cùng một chi phí. Chính vì vậy công nghệ mới nào mà vừa có tính hiệu quả cao vừa tiết kiệm sẽ trở nên vô cùng hữu ích. FinTech đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thành phần truyền thống trong hệ thống tài chính Ấn Độ. Tuy nhiên, để có thể tham gia đầu tư vào FinTech thì cần phải có một môi trường hợp tác năng động và thuận lợi. Để có thể xây dựng một nền FinTech phát triển mạnh mẽ thì chìa khoá ở đây chính là sự kết hợp đầy đủ kĩ năng sáng tạo và kĩ thuật, phí tổn (CapEx), chính sách của Chính phủ cùng bộ khung điều phối vững chắc.”
[ad_2]
Tin tức coin