[ad_1]
Trong khi Bộ Tài chính đề xuất cấm nhập khẩu máy đào coin thì Bộ Công thương lại cho rằng việc cấm là chưa phù hợp, thậm chí vi phạm nhiều quy định quản lý khác.
- Việt Nam: Nhiều nhà đầu tư mất tiền tỷ vì “nuôi trâu cày Bitcoin”
- Các “cá mập” tại Việt Nam đang rục rịch thu gom máy đào coin giá rẻ
- “Nuôi trâu cày tiền” ở Việt Nam hết thời – kẻ bán tháo, người đổ nợ
Ngừng nhập khẩu là chưa phù hợp?
Trong khi các đơn vị gồm Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước nhất trí với kiến nghị tạm ngừng nhập khẩu máy đào tiền ảo, Bộ Công thương lại cho rằng nếu dừng nhập khẩu với máy xử lý dữ liệu tự động (máy đào tiền ảo) có mã phân loại HS 8471.80.90 thì phạm vi rất rộng.
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực:
Các bộ ngành cũng cần đưa ra những cảnh báo có liên quan về máy đào tiền ảo hay các loại tiền số để người dân không bị sụp bẫy lừa đảo. Quan trọng nhất là cần sớm xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo để có cơ sở chấn chỉnh các hoạt động trá hình đã tồn tại thời gian qua
Cụ thể, việc ngừng nhập khẩu trong khi chưa xác định được cụ thể mã HS với mặt hàng cần quản lý là chưa phù hợp với quy định tại luật Quản lý ngoại thương về quyền tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu. Vì vậy, Bộ Công thương đề nghị giao Bộ Tài chính nghiên cứu phân loại, áp mã HS cho mặt hàng máy đào tiền ảo để làm cơ sở áp dụng biện pháp quản lý phù hợp.
Trước đó, Bộ Thông tin – Truyền thông cũng phân tích máy đào tiền ảo được chia thành 2 loại chính: máy đào ASIC và máy đào VGA. Đối với máy đào ASIC, máy đào chuyên dụng chỉ được sản xuất nhằm thực hiện chức năng đào tiền ảo, việc sử dụng biện pháp hành chính tạm ngừng nhập là phù hợp và khả thi. Tuy nhiên, với máy đào VGA – có các khối chức năng, được lắp ráp như máy tính thông thường, Bộ Thông tin – Truyền thông kiến nghị không thực hiện biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Sở dĩ chuyện nhập hay không nhập máy đào tiền ảo rối lên vì trong năm 2017, khi giá các loại tiền ảo tăng giá vùn vụt thì giá các loại máy đào nhập về VN cũng tăng theo. Đáng nói, các gói đầu tư thuê – mua máy đào theo hình thức đa cấp, huy động vốn trái phép được mở ra khắp nơi. Thế nhưng, cùng với cơn lốc mất giá của các đồng tiền ảo đó thì các mỏ đào cũng phá sản, chủ đầu tư biến mất kéo theo hàng ngàn người tiền mất, tật mang. Trước đó, việc hàng loạt các sàn đầu tư tiền ảo theo hình thức đa cấp vỡ trận, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho xã hội, nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, cùng với quan điểm được Ngân hàng Nhà nước và nhiều cơ quan có thẩm quyền khẳng định VN không công nhận tiền ảo, việc nhập hay không nhập máy đào tiền ảo đã được đặt ra với quan điểm trái chiều như trên.
Quản thay vì cấm
TS Nguyễn Anh Phong, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho rằng các nhà đầu tư đều biết chi phí biên để đào ra một Bitcoin là khoảng 6.000 USD trong khi giá Bitcoin hiện tại cũng chỉ xoay quanh mức 6.000 USD, ngang bằng với chi phí để đào nên xét về mặt kinh tế thị trường sẽ không ai đầu tư vào hoạt động này. Vì vậy, không cần đến chuyện nhà nước cấm mà bản thân thị trường sẽ tự điều chỉnh, không có lời thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ không mua máy. Hơn nữa, đây là sản phẩm thông thường không nằm trong danh mục cấm nên không nhất thiết phải ban hành thêm quy định mới.
“Theo nguyên tắc, sản xuất phải có lời mới làm. Giờ không có lời thì dù không cấm cũng không ai mặn mà đi nhập máy về VN. Chỉ khi nào giá Bitcoin quay trở lại mức 15.000 – 16.000 USD như trước đây thì mức lời mới đủ kích thích nhà đầu tư bỏ tiền tậu trâu đào. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể không cần tranh cãi xoay quanh sản phẩm này mà nên tập trung nghiên cứu đưa ra các quy định về thanh toán điện tử, tiền số khi nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đang ngày càng phát triển mạnh”, TS Nguyễn Anh Phong nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định biện pháp ngừng nhập máy đào tiền ảo chỉ là giải quyết “phần ngọn”, mang tính phòng ngừa vì trên thị trường đã có hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn máy đào đã được nhập về trước đó. Nên giờ cấm nhập cũng không thể loại bỏ hay ngăn chặn được hoạt động đầu tư tiền ảo. Điều quan trọng hơn là phải tăng cường kiểm tra, xử lý các biến tướng như lợi dụng đầu tư máy đào để huy động vốn đa cấp. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng soạn thảo để ban hành khung pháp lý chính quy trong việc quản lý, giao dịch, thanh toán tiền số để thị trường không bị “loạn” và phát sinh nhiều hành vi lừa đảo.
Xem thêm: TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Quản lý tiền ảo ở Việt Nam cần khung pháp lý rõ ràng”
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực phân tích: Máy đào tiền ảo không phải quốc cấm và nhiều nước vẫn không liệt kê vào danh sách cấm mua bán. Nhưng thời gian qua trên thị trường xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo xoay quanh tiền ảo, giả danh đầu tư máy đào kiểu đa cấp nên cần phải chăn chặn. Có thể không cấm nhập máy đào nhưng đối với loại máy chuyên dụng ASIC thì phải kiểm soát chặt, yêu cầu khai báo thông tin chi tiết khi nhập khẩu. Nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo thì phải điều tra xử lý ngay.
Tham gia kênh của chúng tôi để cập nhật tin tức và kiến thức hữu ích nhất tại:
- Telegram: https://t.me/blogsancoin
- Facebook: https://www.facebook.com/blogsancoin
Theo ThanNien.vn
Biên soạn lại ToiYeuBitcoin
[ad_2]
Kiến thức về đào coin