[ad_1]
Một dữ liệu nghiên cứu mới được công bố bởi Cisco cho thấy rằng sinh viên từ các trường đại học là lực lượng đào coin lớn thứ hai sau ngành năng lượng và tiện ích.
- Doanh thu đào Bitcoin (BTC) chạm đáy 18 tháng trong tháng 2 vừa rồi
- Thợ đào Trung Quốc sẽ kích hoạt trên 1 triệu máy đào ASIC trước 2020
- Thợ đào Bitcoin Nhật Bản “di cư” đến Mông Cổ để có giá điện rẻ hơn
Các trường đại học không chỉ đào tạo những sinh viên xuất sắc, họ cũng đang tạo ra rất nhiều đồng tiền điện tử.
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Cisco đã giám sát việc khai thác tiền điện tử trên các ngành công nghiệp khác nhau và các trường đại học là loại hình công ty khai thác tiền số lớn thứ hai, chiếm khoảng 22% thị phần.
Điều này có lẽ là do các sinh viên đang tận dụng cơ hội để tạo ra các giàn máy đào trong phòng ký túc xá của họ, theo nhà nghiên cứu của Cisco, Austin McBride. “Với một dàn máy đào chạy trong phòng ký túc xá của bạn trong bốn năm, bạn sẽ rời khỏi trường đại học với một lượng vốn đủ lớn,” ông nói trong cuộc trò chuyện hôm thứ Hai tại RSA.
Các sinh viên có khả năng khai thác tiền điện tử nhờ vào việc tận dụng nguồn điện miễn phí mà họ nhận được từ trường đại học. “Vì vậy, bạn có thể chạy giàn máy đào của mình trong ký túc xá hoặc thư viện trường học và không phải lo lắng về những chi phí ăn vào lợi nhuận khai thác của mình”, McBride nói với PCMag bằng email.
Cisco nhận ra được việc khai thác thông qua sản phẩm bảo mật Umbrella của công ty, có thể giám sát các kết nối mạng của khách hàng để ngăn chặn các hoạt động độc hại, bao gồm cả việc khai thác tiền điện tử đáng ngờ trên internet. Umbrella hiện đang xử lý 180 triệu yêu cầu máy chủ tên miền mỗi ngày.
McBride cho biết khai thác tiền điện tử trong khuôn viên trường “khá phân tán”, điều này cho thấy nhiều sinh viên đang khai thác trên khắp các phòng ký túc xá. Nhưng không phải tất cả việc khai thác tiền điện tử đều được thực hiện bởi các sinh viên. Tin tặc cũng có khả năng lây nhiễm các máy tính dễ bị tấn công bằng phần mềm độc hại và bí mật sử dụng phần cứng để khai thác tiền số.
“Độ khó trong hệ thống của rất nhiều đồng coin có thể đào được hiện đang là rất cao, điều đó có nghĩa là nó sẽ tiêu tốn nhiều tiền điện và internet hơn mức lợi nhuận bạn có thể tạo ra từ việc khai thác những đồng tiền đó”, ông nói thêm. “Nếu bạn không phải trả cho những chi phí đó, thì bạn đang ở một vị trí thực sự tốt để kiếm tiền từ sự trợ giúp của các trường đại học.”
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi loại hình công ty khai thác tiền số lớn nhất là những công ty trong lĩnh vực năng lượng và tiện ích, theo Cisco. McBride nói thêm rằng vì các công ty này đang chạy các máy tính cũ có thể dễ dàng bị nhiễm phần mềm độc hại.
“Một số hệ thống sử dụng sản phẩm chúng tôi và các tiện ích được đặt riêng khác không nhận được các cập nhật phần mềm và phần cứng thường xuyên như máy Mac hoặc PC. Vì vậy, có nhiều khả năng các lỗ hổng bảo mật sẽ không được khắc phục trong một thời gian và điều này khiến nó trở thành mục tiêu hấp dẫn.”
Việc khai thác có vẻ như là một mối phiền toái vô hại. Nhưng việc khai thác kéo dài có thể cản trở các công ty và tổ chức bị ảnh hưởng vì gánh nặng trong hóa đơn tiền điện và gây hại cho phần cứng. Bị nhiễm phần mềm độc hại đào tiền số cũng có khả năng mở ra cánh cửa cho các loại mã độc khác. Do đó, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên theo dõi chặt chẽ để không bị vướng vào những khoản thâm hụt này.
Mặc dù thị trường tiền điện tử đã giảm mạnh kể từ mức cao kỷ lục từ 2017, nhưng việc khai thác tiền số thực sự đang tăng lên, theo kết quả của Cisco. Chẳng hạn, lưu lượng truy cập internet liên quan đến khai thác đã tăng hơn 19 lần trong chín tháng cuối năm 2018.
Tham gia kênh của chúng tôi để cập nhật tin tức và kiến thức hữu ích nhất tại:
- Telegram: https://t.me/blogsancoin
- Facebook: https://www.facebook.com/blogsancoin
Theo Coin68/PCMag
Biên soạn lại ToiYeuBitcoin
[ad_2]
Kiến thức về đào coin