[ad_1]
Từ lâu giao dịch vàng không phải là một chủ đề dễ dàng bởi thứ kim loại này không di chuyển giống như các mặt hàng hay các cặp tiền khác trên thị trường Forex. Tuy vậy, có một số chiến lược nổi tiếng mà ta có thể dùng để giao dịch vàng thành công.
Thông thường có rất nhiều nhà đầu tư khi bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán đều tràn đầy hy vọng sẽ thành đại gia hay chí ít cũng kiếm được chút đỉnh trên thị trường. Bên cạnh việc áp dụng các bí quyết thành công, nhà đầu tư cũng nên xem xét lại lý do thất bại của mình.
Điều này giúp chính bản thân ta hiểu chính xác hơn những thiếu sót, sai lầm trong chính trường hợp của mình và sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.
Một chiến lược đầu tư tuân thủ kỉ luật riêng kèm với kinh nghiệm của bản thân là điều không thể thiếu của một nhà đầu tư thông minh.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ một số bí quyết giao dịch vàng hiệu quả.
1. Gold – XAU/USD – Vàng trong Forex là gì?
Gold – XAU/USD hay Vàng là một dạng tiền tệ trong thị trường Forex. Đặc tính riêng biệt của Gold là nó chỉ có thể được giao dịch kèm với duy nhất đồng USD – Đô la Mỹ trong Forex.
Mã tiền tệ quốc tế được chấp nhận cho vàng (Gold) là XAU. Gold được biết đến như một loại tài sản “Trú ẩn an toàn”. Gold (Vàng) dự kiến sẽ tăng giá trị của trong thời gian các nền kinh tế có biến động và bất ổn.
XAU/USD (Gold) cho nhà giao dịch biết cần bao nhiêu USD (Đồng định giá) để mua Một Ounce Vàng (XAU – Đồng yết giá)
Lưu ý: Hoa Kỳ là quốc gia trữ Vàng lớn nhất thế giới.
2. Chọn thời điểm để giao dịch vàng trong năm
Khác với việc chờ thời điểm giao dịch của các chỉ báo kỹ thuật, chờ đợi thời điểm để giao dịch vàng là chờ đợi thời điểm trong năm.
Các chuyển động trong giá vàng có tương quan với mẫu hình theo thời điểm của nó, vàng có thể mạnh lên vào các thời điểm nhất định trong năm và yếu đi vào các thời điểm khác. Hơn nữa, các giai đoạn này còn lặp lại qua suốt các thời điểm tương tự của năm.
Thông thường vàng có xu hướng tăng giá ở quý đầu tiên của năm cũng như các tháng cuối năm. Do đó bước đầu tiên là mua vàng vào những tháng mà giá vàng có xu hướng tăng lên, thường là vào đầu năm.
Nếu vàng đi theo mẫu hình theo mùa của nó trong tháng 1 thì hãy mở một vị thế mua. Và hãy chốt lời trước khi hết tháng 2. Tháng 3 sẽ là tháng xấu nhất khi giao dịch vàng, vì thế bạn nên đóng vị thế lại trước đó.
Thời điểm chính là mấu chốt quan trọng trong giao dịch vàng.
Cũng cần lưu ý là giá vàng trên biểu đồ được xác lập vào khoảng 10 giờ 30 và 15 giờ theo giờ GMT, hầu hết các trader đều mở hoặc đóng vị thế của họ vào thời gian này, do đó tốt hơn nên giao dịch vàng trong các khoảng thời gian này, điều này là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó việc nóng lòng muốn kiếm tiền ngay sẽ khiến chính ta vội vàng cuốn theo đà hưng phấn của thị trường dẫn đến những sai lầm đáng tiếc đó là mua vội cổ phiếu ở vùng giá cao và không kịp thoát khi cổ phiếu vào nhịp điều chỉnh sâu. Hãy học cách kiểm soát bản thân mình trước khi bước vào thị trường.
3. Giao dịch khi có các tin tức ảnh hưởng đến USD và vàng
Theo lịch kinh tế, các số liệu thống kê thông thường, vàng còn chịu ảnh hưởng từ yếu tố chính trị và kinh tế, các thảm họa toàn cầu, các cuộc tấn công khủng bố và các đợt khủng hoảng. Đó là do vàng có liên hệ chặt chẽ với các thị trường khác nhau: tài sản hay nguyên liệu thô.
Các động thái của giá vàng không tuân theo logic thông thường. Giao dịch dựa trên tin tức chỉ có thể thành công sau khi có các công bố hay sự kiện lớn. Không nên mở vị thế ngay sau khi diễn ra sự kiện do bạn không thể biết được giá sẽ đi về đâu.
Một trường hợp cụ thể là khi thị trường cổ phiếu sụt giảm mạnh thì sẽ khiến giá vàng tăng, và do đó bạn có thể mở các vị thế mua, hoặc theo dõi các lịch diễn biến kinh tế, các sự kiện kinh tế được phát hành trong một lịch trình được công bố trước.
Vàng và USD là 2 sản phẩm thường có giá trái ngược nhau.
Thời gian có thể là ranh giới giữa thành công và thất bại trong giao dịch, mặc dù chiến lược của bạn hoàn hảo đến mức nào nếu không biết kết hợp với hoàn cảnh, không biết tận dụng cơ hội thì bạn vẫn sẽ thất bại. Các bạn có thể truy cập các trang nổi tiếng như Forexfactory.com hoặc Investing.com để xem tin tức.
4. Giao dịch nhờ các mối liên hệ
Các sản phẩm trong thị trường ngoại hối thường có mối liên quan. Mối tương quan nghịch mạnh giữa vàng và đô la Mỹ, tức là vàng và đô la Mỹ di chuyển theo hướng ngược lại, chẳng phải là chuyện bí mật gì.
Tín hiệu mua vàng là tín hiệu để bán USD và ngược lại. Nên biết một điều là một cái sẽ xuất hiện trước cái còn lại, nên bạn có thể chớp thời cơ để kiếm lời. Tuy nhiên cũng có đôi lúc USD đi cùng chiều với vàng.
Mặt khác, vàng có mối tương quan thuận với cặp AUD/USD. Úc được biết đến như một trong các quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới, do đó mà Ngân Hàng Dự Trữ Úc sẽ duy trì nguồn dự trữ vàng của nó luôn cân bằng.
Vàng còn phản ứng với dữ liệu cơ bản của Úc hoặc các thay đổi trong chính sách tiền tệ do Ngân Hàng Dự Trữ Úc đưa ra, điều này là vô cùng quan trọng cho giá vàng.
Úc là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới.
Với bản chất riêng biệt của vàng đòi hỏi cần sử dụng các kỹ thuật giao dịch đặc biệt. Bạn có thể dùng chiến lược tương quan hay chiến lược thay đổi theo mùa. Nhưng hãy nhớ xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến vàng để giúp bạn tránh rủi ro và giao dịch có lợi nhuận nhiều hơn.
Do đó các nhà đầu tư nên thể hiện sự kiên nhẫn và gắn bó với các chiến lược của mình. Bạn sẽ thấy điều này rất rõ ở các nhà đầu tư hàng đầu.
5. Các tổ chức có tác động mạnh nhất tới Gold – XAU/USD
Đặc thù của Gold là có tính lưu trữ cao và ổn định, nên có rất nhiều các Quỹ, các Tổ chức đầu tư vào Vàng. Đây là một lợi thế và cũng là bất lợi.
Lợi thế: Khi một Quỹ hoặc tổ chức mua vào với một lượng lớn Gold, tại một mốc giá nhất định, thỳ vùng tỷ giá mua vào đó được coi như vùng Hỗ trợ cực mạnh. Ngược lại, Khi một Quỹ bán ra khối lượng lớn Gold thì vùng tỷ giá bán ra sẽ trở thành một vùng Kháng cự mạnh.
Bất lợi: Do yếu tố quỹ và lượng bán ra hoặc mua vào của một Quỹ là rất lớn, nến các nhà đầu tư nhỏ lẻ gần như luôn nằm trong thế bị động và Quỹ đôi khi trở thành rủi ro chính yếu trong đầu tư Vàng.
Dưới đây là các Tổ chức có tác động mạnh nhất tới Gold – XAU/USD:
- WGC (World Gold Council – Hội đồng vàng thế giới), tổ chức phát triển thị trường cho ngành công nghiệp vàng với mục đích là kích thích và duy trì nhu cầu đối với Vàng.
- LBMA , London Bullion Market Association – Hiệp hội thị trường vàng thỏi London, mà các thành viên thực hiện giao dịch trong thị trường phái sinh để giao dịch vàng và bạc. LBMA được giám sát lỏng lẻo bởi Ngân hàng Anh. Hầu hết các thành viên là các ngân hàng quốc tế lớn hoặc các đại lý và đơn vị tinh luyện vàng.
- COMEX (Commodity Exchange Inc.), thị trường chính cho giao dịch kim loại. COMEX sáp nhập với sàn giao dịch New York Mercantile (NYMEX) vào năm 1994 và trở thành bộ phận chịu trách nhiệm về giao dịch kim loại.
- Zurich Gold Pool được thành lập năm 1968 bởi các ngân hàng lớn nhất ở Thụy Sĩ sau sự sụp đổ của London Gold Pool.
- CGSE , Hiệp hội trao đổi vàng và bạc Trung Quốc.
- SPDR Gold Trust là một trong số những quỹ tín thác (ETF) SPDR điều hành bởi State Street Global Advisors – một bộ phận của State Street Corporation, tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới.
6. Các cá nhân có tác động mạnh nhất tới Gold – XAU/USD
Ngoài các tổ chức lớn, Ba cá nhân dưới đây có tác động rất mạnh tới giá vàng:
Randall Oliphant, Chủ tịch WGC – World Gold Council – Hội đồng Vàng Thế giới.
Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ
Tập Cận Bình , Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
7. Các dữ liệu kinh tế tác động mạnh nhất tới Gold – XAU/USD
Các chỉ số chính mà các nhà đầu tư nên theo dõi để hiểu về biến động của vàng là:
- Demand (Cầu) và Supply (Cung) cho thị trường Vàng.
- Thị trường thương mại thế giới bất ổn hoặc bối cảnh mất giá tiền tệ : Gold – Vàng được biết đến là thiên đường cho các nhà đầu tư trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc khi bất kỳ quốc gia nào cho thấy sự bất ổn của tiền tệ và mất giá tiền tệ.
- Ứng dụng của vàng trong thực tế : phát minh công nghệ, sử dụng đồ trang sức, v.v.
8. Các loại tài sản khác có tác động mạnh nhất tới Gold – XAU/USD
- Các đồng tiền có tác động mạnh tới Vàng: USD và EUR. Nhóm các cặp tiền tệ quan trọng khác có ảnh hưởng bao gồm: EUR/USD , GBP/USD , USD/JPY , AUD/USD , USD/CHF, NZD/USD và USD/CAD .
- Hàng hóa: Bạc, hàng hóa kim loại quý quan trọng nhất cùng với vàng.
- Trái phiếu: Bonds (từ tiếng Đức cho “trái phiếu”, một bảo đảm nợ do chính phủ liên bang của Đức) và T-Note (Treasury Note – Trái phiếu kho bạc trung hạn là một bảo đảm nợ chính phủ Mỹ có thể bán được)
- Các chỉ số: Hui (AMEX Gold BUGS), XAU (Chỉ số ngành vàng và bạc Philadelphia) và GDM (Chỉ số vàng Minca của NYSE) Các thị trường chứng khoán quan trọng nhất là Sàn giao dịch New York (COMEX), Ủy ban thương mại Chicago, Euronext / LIFFE, thị trường vàng thỏi London, sàn giao dịch hàng hóa Tokyo, ngân hàng giao dịch chứng khoán Mercaiase Futuros và sàn giao dịch kỳ hạn Hàn Quốc.
Trên đây là toàn bộ Năm yếu tố tác động mạnh nhất đến Vàng mà các nhà giao dịch nếu muốn giao dịch chuyên sâu về Vàng cần phải tìm hiểu rõ trước khi ra quyết định tham gia vào thị trường này.
Một lưu ý cực kỳ quan trọng là với các giao dịch Vàng khối lượng lớn, hầu hết các hợp đồng đều được bảo mật và không tiết lộ để tránh tác động xấu lên cung – cầu của thị trường này.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !
[ad_2]
Kiến thức Trading